Hành trình tìm về nguồn cội của cô gái lai Việt – Mỹ (Article du 30 Mai 2023)
Le voyage d’une jeune femme métisse Vietnamienne-Étatsunienne pour retrouver ses racines.
“Je veux que mes enfants grandissent ici, afin qu’ils puissent avoir des racines, avoir des amis, comprendre la culture et l’histoire vietnamiennes et ne plus se soucier de la question ‘qui suis-je, où est ma place ?'”
Lạc lõng ở xã hội Mỹ khi mang trong mình hai dòng máu, Sasha Mai tới Việt Nam, nơi cô yêu mến và cảm thấy bản thân thuộc về.
Perdue dans la société étatsunienne entre ses deux lignées, Sasha Mai est venue au Vietnam, un endroit qu’elle aime et auquel elle se sent appartenir.
Sinh ra trong gia đình có bố là quân nhân phục vụ trong thủy quân lục chiến Mỹ, mẹ là người Việt Nam nhập cư, từ nhỏ Sasha Mai đã cảm nhận thấy mình không giống những người xung quanh.
Née dans une famille avec un père militaire servant dans les Marines américains et une mère immigrée vietnamienne, Sasha Mai a senti dès son plus jeune âge qu’elle n’était pas comme les gens qui l’entouraient.
“Chúng tôi có những cái tên lạ, màu tóc và màu mắt không giống những người khác, nên khi bước ra khỏi nhà, chúng tôi tự động coi bản thân là khác biệt”, Sasha, 32 tuổi, kể với VnExpress về cuộc sống thuở nhỏ tại một thị trấn nhỏ nơi cư dân chủ yếu là người da trắng, cách San Diego, bang California khoảng một giờ lái xe.
“Nous avons des noms, une couleur de cheveux et une couleur d’yeux différents des autres, donc quand nous sortons de chez nous, nous nous considérons automatiquement différents”, a déclaré Sasha, 32 ans, à VnExpress sur la vie d’enfant dans une petite ville où la population était à prédominance blanche, à environ une heure de route de San Diego, en Californie.
Để các con hòa nhập với cuộc sống ở Mỹ, mẹ của Sasha không dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho cô và các em. Gia đình chỉ thỉnh thoảng xem phim châu Á, đến khu Little Saigon mỗi năm một lần để thăm bà ngoại.
Pour que ses enfants s’intègrent à la vie en Amérique, la mère de Sasha n’a pas enseigné la langue vietnamienne et la culture vietnamienne à elle et aux enfants. La famille ne regarde qu’occasionnellement des films asiatiques, se rendant à Little Saigon une fois par an pour rendre visite à leur grand-mère.
Khi Sasha đi học, phân biệt chủng tộc ở học đường trở thành vấn đề nổi cộm. Ở nhà ăn của trường, dãy bàn có học sinh châu Á ngồi bị gọi là “Vạn Lý Trường Thành”. Sasha thậm chí từng bị dọa đánh chỉ vì “ôm một bạn nữ da màu”.
Lorsque Sasha est allée à l’école, le racisme à l’école est devenu un problème majeur. Dans la cafétéria de l’école, la rangée de tables où s’assoient les étudiants asiatiques s’appelle la “Grande Muraille”. Sasha a même été menacée de coups pour avoir “embrassé une fille noire”.
“Cuộc sống ở Mỹ như món salad trộn không đều. 50 bang là 50 khu vực có các đặc điểm văn hóa khác nhau, có những khu vực rất cởi mở, nhưng có nơi tình trạng phân biệt chủng tộc rất tồi tệ, trong đó có thị trấn nơi tôi lớn lên”, cô nói. “Thời đó, các bạn da màu chơi với da màu, người Mexico chơi với Mexico, còn lại là học sinh da trắng”.
“La vie en Amérique, c’est comme une salade inégale. Les 50 États, ce sont 50 régions avec des caractéristiques culturelles différentes, il y a des zones qui sont très ouvertes, mais il y a des endroits où le racisme est très mauvais, dans lequel il y a la ville où j’ai grandi.” dit-elle. “A cette époque, les étudiants noirs jouaient avec des gens de couleur, les Mexicains jouaient avec le Mexique et les autres étaient des étudiants blancs.”
Chứng kiến một số vụ bạo loạn ở trường học liên quan đến vấn đề chủng tộc, cô gái mang hai dòng máu Việt – Mỹ ngày càng cảm thấy lạc lõng.
Témoin d’un certain nombre d’incidents à l’école liée à des problèmes raciaux, la jeune fille vietnamienne-étatsunienne se sentait de plus en plus perdue.
“Tất cả những gì tôi có thể làm là vùi đầu vào học. Tôi muốn mình được chấp nhận ở trường, và cách duy nhất có thể cảm thấy vậy là được giáo viên ghi nhận”, Sasha kể.
“Tout ce que je pouvais faire, c’était me plonger la tête dans les études. Je voulais être acceptée à l’école, et la seule façon pour moi de ressentir cela était d’être reconnue par mes professeurs”, a déclaré Sasha.
Đạt thành tích tốt trong học tập, luôn là một trong những học sinh đứng đầu ở trường, nhưng câu hỏi “tôi là ai?” vẫn đeo bám Sasha mọi lúc mọi nơi, khiến cô dần nhận ra rằng vùi đầu vào học “chỉ là một cách để bản thân trốn chạy”.
Elle obtient de bons résultats scolaires, est toujours parmi les meilleurs de la classe, mais la question “qui suis-je ?” la suit partout où elle va, lui faisant progressivement comprendre que se plonger dans ses études n’est “qu’un moyen de fuire”.
Mọi chuyện thay đổi khi Sasha chuyển tới học tại Đại học Boston ở miền đông nước Mỹ. Trước khi nhập học, cô đã lo lắng và ám ảnh chuyện không có bạn bè tới mức phải tra cứu “Làm thế nào để kết bạn với người da trắng” trên Google.
Tout a changé lorsque Sasha a déménagé pour étudier à l’Université de Boston, dans l’est des États-Unis. Avant de s’inscrire, elle était tellement inquiète et obsédée par le fait de ne pas avoir d’amis qu’elle a dû chercher « Comment se faire des amis Blancs » sur Google.
Cô đã rất ngạc nhiên và thở phào khi thấy ký túc xá có rất nhiều du học sinh châu Á và các bạn tới từ Việt Nam, những người đối xử với cô rất chân thành.
Elle a été très surprise et soulagée de voir que le dortoir comptait de nombreux étudiants internationaux asiatiques et camarades du Vietnam, qui la traitaient de manière sincère.
Năm 2009, Huy, một bạn học người Việt Nam, mời Sasha về thăm nhà trong kỳ nghỉ đông. Cô đồng ý, chi 1.500 USD tiền tiết kiệm khi đi làm phục vụ bàn, để mua vé máy bay tới Việt Nam, quê ngoại của cô, nơi cô không ngờ sẽ làm thay đổi cuộc đời mình.
En 2009, Huy, un camarade de classe vietnamien, l’a invité à lui rendre visite pendant les vacances d’hiver. Elle a accepté, dépensant 1 500 $ de ses économies de travail comme serveuse pour acheter un billet d’avion vers le Vietnam, le pays natal de sa mère, un endroit dont elle ne s’attendait pas à ce qu’il change sa vie.
Việt Nam hiện ra thật đẹp trong lần đầu cô tới đây. Huy đã thu xếp giúp cô tìm chỗ ở, mời cô tới nhà để trải nghiệm các phong tục Tết của người Việt.
Le Vietnam était si beau la première fois qu’elle est venue ici. Huy s’est arrangé pour l’aider à trouver un logement et l’a invitée chez lui pour découvrir les coutumes vietnamiennes du Têt.
“Đó cũng là lần đầu tiên tôi có cảm giác về nơi bản thân thuộc về. Đó là một cảm giác ấm áp đến kỳ lạ, rất khó mô tả, bởi trước đây tôi chưa từng hết lạc lõng, kể cả ở nơi mình gọi là nhà”, Sasha kể.
“C’était aussi la première fois que j’avais le sentiment d’être à ma place. C’était un sentiment étrangement chaleureux, très difficile à décrire, car auparavant je n’avais jamais été à ma place, même à l’endroit que j’appelais mon chez moi”, raconte-elle.
Năm 2015, Sasha lần thứ hai đến Việt Nam, thực tập tại một công ty tư vấn châu Âu ở Hà Nội về vốn FDI. Tốt nghiệp cao học, cô đến Việt Nam lần ba, rồi quyết định không quay lại Mỹ.
En 2015, Sasha est venue au Vietnam pour la deuxième fois, effectuant un stage dans une société de conseil européenne à Hanoï sur les capitaux IDE. Après avoir obtenu son diplôme d’études supérieures, elle est allée au Vietnam pour la troisième fois, puis a décidé de ne pas retourner aux États-Unis.
Cô ở lại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực cung ứng, đồng thời trau dồi tiếng Việt, bởi nhận thấy “mọi người ở đây rất quan tâm, nhiệt tình hỗ trợ”, ngay cả với những người có vẻ ngoài khác biệt như cô.
Elle est restée au Vietnam pour travailler dans le secteur de l’approvisionnement et en même temps améliorer son vietnamien, car elle trouvait que “les gens ici sont très attentionnés et serviables”, même les gens qui ne lui ressemblent pas à première vue.
Một cô hàng xóm đã nhận thấy Sasha sống một mình và gặp nhiều khó khăn khi thích nghi với cuộc sống mới, nên thường xuyên giúp đỡ, mời cô về ăn cơm với gia đình. “Cô ấy thậm chí giúp tôi chuyển đến nơi ở mới, luôn coi tôi như người nhà. Đến bây giờ, chúng tôi vẫn là hai người bạn thân thiết”, Sasha cho hay.
Une voisine a remarqué que Sasha vivait seule et avait de nombreuses difficultés à s’adapter à sa nouvelle vie, c’est pourquoi elle l’aidait souvent et l’invitait à manger avec sa famille. “Elle m’a même aidé à déménager dans un nouvel endroit, me traitant toujours comme un membre de la famille. À ce jour, nous sommes toujours des amis proches”, a déclaré Sasha.
Năm 2020, Sasha sáng lập công ty tư vấn thương mại, hỗ trợ các nhà máy ở Đông Nam Á nhập khẩu máy móc chất lượng cao từ châu Âu. Cô cũng hợp tác với các đối tác để thúc đẩy, quảng bá sản phẩm công nghệ của Việt Nam ra thế giới.
En 2020, Sasha a fondé une société de conseil commercial qui aide les usines d’Asie du Sud-Est à importer des machines de haute qualité d’Europe. Elle coopère également avec des partenaires pour promouvoir et promouvoir les produits technologiques vietnamiens dans le monde.
“Thật điên rồ. Thậm chí đồ đạc của tôi tới nay vẫn còn ở California. Một số con lai như tôi cảm thấy lạc lõng trong chính xã hội Mỹ, và đó là thời điểm chúng tôi bắt đầu khám phá thế giới”, Sasha nói.
“C’est fou. Même mes affaires sont toujours en Californie. Certaines personnes métisses comme moi se sentaient perdues dans la société américaine, et c’est à ce moment-là que nous avons commencé à explorer le monde”, explique Sasha.
Cuộc sống ở Việt Nam đối với cô không bao giờ nhàm chán, luôn chuyển động không ngừng. Trong nhiều năm qua, Sasha tham gia nhiều hoạt động xã hội và hiện làm quản trị viên hội nhóm trực tuyến dành cho người nước ngoài lớn nhất tại TP HCM.
Pour elle, la vie au Vietnam n’est jamais ennuyeuse, toujours en mouvement constant. Au fil des années, Sasha a participé à de nombreuses activités sociales et est actuellement l’administratrice du plus grand groupe en ligne pour étrangers à Hô Chi Minh-Ville.
“Mọi người ở đây xem trọng nghĩa tình, gắn kết với những người thân thiết. Điều quan trọng nhất là tôi không còn cảm thấy lạc lõng trong cộng đồng, phải nỗ lực để được chấp nhận, mà có thể tự tin ‘sống như một người bình thường'”, cô cười.
“Les gens ici apprécient la gratitude et les liens avec leurs proches. Le plus important est que je ne me sens plus à ma place dans la communauté, que je dois travailler dur pour être acceptée, mais que je peux en toute confiance ‘vivre comme une personne normale'”, sourie-t-elle.
Trở về thị trấn quê nhà vài tháng trước, Sasha cho biết cuộc sống ở đây đã dần thay đổi với sự xuất hiện của ngày càng nhiều người nhập cư, giúp môi trường sống trở nên thân thiện hơn với người châu Á.
De retour dans sa ville natale il y a quelques mois, Sasha a déclaré que la vie là-bas avait progressivement changé avec l’arrivée de plus en plus d’immigrants, contribuant ainsi à rendre le cadre de vie plus convivial pour les Asiatiques.
Nhưng về lâu dài, cô vẫn dự định lập gia đình và tiếp tục sự nghiệp ở Việt Nam. “Tôi muốn các con lớn lên ở đây, để chúng có nguồn gốc, có bạn bè, hiểu văn hóa và lịch sử Việt Nam, không còn đau đáu mãi câu hỏi ‘tôi là ai, tôi thuộc về nơi nào?'”, Sasha nói.
Mais à terme, elle envisage toujours de se marier et de poursuivre sa carrière au Vietnam. “Je veux que mes enfants grandissent ici, afin qu’ils puissent avoir des racines, avoir des amis, comprendre la culture et l’histoire vietnamiennes et ne plus se soucier de la question ‘qui suis-je, où est ma place ?'”, a déclaré Sasha.
OpenEdition vous propose de citer ce billet de la manière suivante :
Julien Le Hoangan (14 janvier 2024). Le voyage d’une jeune femme métisse Vietnamienne-Étatsunienne pour retrouver ses racines. (Traduction). Rhizomes. Consulté le 5 octobre 2024 à l’adresse https://doi.org/10.58079/vkyg